Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Bài báo 24: Mua nhà tại dự án Thiên đường Bảo Sơn có thể 'ngậm đắng'

Mua nhà tại dự án Thiên đường Bảo Sơn có thể 'ngậm đắng'











Xem tin gốc:

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:GLWdrqgvC1UJ:m.dddn.com.vn/phap-luat/mua-nha-tai-du-an-thien-duong-bao-son-co-the-ngam-dang-20110722104343763.htm+&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=vn

Sự việc được bắt đầu từ vụ ly hôn đang gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây giữa ông Bùi Văn Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy - con gái của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời cũng là Phó chủ tịch Tập đoàn. Tòa phán quyết bà Thuỷ được ly hôn với ông Minh, hai con chung được ở với mẹ. Về tài sản chung, phiên xử “hướng dẫn” ông Minh khởi kiện một vụ án riêng. Bất bình, ông Minh kháng cáo toàn bộ bản án.





Theo định giá của ông Minh, toàn bộ giá trị tài sản của Tập đoàn Bảo Sơn hiện nay ước tính khoảng hơn 500 triệu đôla Mỹ tương đương 10.000 tỷ đồng Việt Nam. Số tài sản trên hiện nằm tại Bảo Sơn và bảy công ty khác do Bảo Sơn làm chủ sở hữu. Tất cả đều xác lập trong thời kỳ hôn nhân và phần lớn là cổ phần mang tên cổ đông Nguyễn Thanh Thuỷ. Ngoài khối tài sản trên, tài sản lớn nhất và cũng sẽ để lại nhiều hệ luỵ nhất trong vụ tranh chấp này chính là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh – Hoài Đức, đứng tên Nguyễn Thanh Thuỷ – tổng giám đốc công ty TNHH giải trí Thiên Đường Bảo Sơn làm chủ đầu tư, rộng 34ha.




Được biết, ngoài Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn, bảy công ty thành viên Bảo Sơn làm chủ sở hữu gồm: Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn, Công ty TNHH du lịch quốc tế Bảo Sơn, Công ty TNHH một thành viên du lịch giải trí Thiên Đường Bảo Sơn, Công ty TNHH sàn giao dịch bất động sản Bảo Sơn, Công ty TNHH quản lý và kinh doanh nhà Bảo Sơn 2, Công ty TNHH quản lý và kinh doanh nhà Bảo Sơn 3 và Công ty TNHH khách sạn quốc tế Bảo Sơn – Hà Nội.










Tuệ Nhi

Các Website dự phòng của chúng tôi:

 http://luatsuvidan1010.wordpress.com/

 http://luatsuvidan10.blogspot.com/

 http://luatsuvidan1000.wordpress.com/

http://luatsuvidan8.wordpress.com/


http://thuythanhnguyen.blogspot.com/

hoặc click google

Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội

Hay

Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam

Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:

luatsuvidan10@gmail.com

luatsuvidan101@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn

8 nhận xét:

  1. ập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn những năm trở lại đây đã trở nên rất quen thuộc trong công chúng không chỉ bởi sở hữu khối tài sản lớn nhất nhì Việt Nam mà còn bởi tai tiếng của những vụ kiện tranh chấp tài sản của những đại gia trong gia đình Bảo Sơn với người thân, bạn bè và đối tác. Điều đáng nói là dù đi kiện người hay bị người kiện họ đều chưa từng thua kiện. Phải chăng có một thế lực nào đó đứng sau lưng che chở? Kiện tụng dần đã thành văn hóa ứng xử cũng như nguồn thu nhập chính mang lại lợi nhuận khổng lồ từ đối tác cho Tập đoàn Bảo Sơn sau mỗi lần thắng kiện. Vì thế Họ đã được công chúng phong tặng danh hiệu “Thợ kiện Việt Nam”.
    Những vụ kiện điển hình
    1. Thương vụ Bảo Long – Bảo Sơn

    Trước hiện trạng suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Y dược Bảo Long có gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2011, đơn vị gặp ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đến đặt vấn đề để hợp tác đầu tư xây dựng để nâng cấp xưởng sản xuất Đông dược, Bệnh viện đa khoa Bảo Long và trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, từ hợp tác đầu tư thay đổi bằng hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm.

    Trả lờiXóa
  2. Ngày 27-2-2011, kỷ niệm 55 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, tại trụ sở Bảo Long,
    ông Nguyễn Trường Sơn đã phát biểu, hứa sẽ hợp tác đầu tư tài chính nâng cấp Bảo Long.
    (Từ phải sang: 1 Ông Nguyễn Trường Sơn. 2 Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Quốc Triệu. 3 Lương y, TS Nguyễn Hữu Khai)
    Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 với nội dung chính là Bảo Long chuyển nhượng cho Bảo Sơn 10 khoản. (Click vào đây để xem chi tiết hợp đồng)
    Bảo Sơn chỉ mới thanh toán cho Bảo Long tiền đất và công trình trên đất (2 khoản trong 10 khoản của hợp đồng trị giá 227.513.174.701đ). Nhưng khi đã thay được tên ông Sơn cùng vợ con ông Sơn trên giấy chứng nhận doanh nghiệp và khi thấy Bảo Long đã chuyển ra khỏi khuôn viên thì ngày 23 tháng 8 năm 2011 lấy lý do là chuẩn bị cho kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Bảo Sơn đã mời hơn 40 cơ quan truyền thông báo đài tới dự và công bố đã hoàn tất 100% việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Khi Bảo Long xác định lại thì Bảo Sơn trâng tráo trả lời là số tiền 227.513.174.701đ là đã trả cho toàn bộ tổng giá trị của hợp đồng chuyển nhượng rồi…!
    Bảo Long đã kiên trì, nhẫn nhục trong việc thương lượng, nhưng Bảo Sơn luôn xử sự theo lối áp đặt và không có thiện chí. Khi không thể thương lượng được nữa, Bảo Long đã chuyển về cơ sở cũ của mình với lý do: Việc chuyển nhượng, mua bán chưa xong (Bảo Sơn chưa trả đủ tiền) thì chưa bàn giao cơ sở! Từ đó sự tranh chấp khốc liệt đã xảy ra. Ngoài những thủ đoạn thâm hiểm và ranh mãnh mang tính nhà nghề. Bảo Sơn còn sử dụng một số công quyền suy thoái phẩm chất để trấn áp, hành hạ, cưỡng bức Bảo Long như: Ông Phạm Xuân Ánh – Cán bộ an ninh kinh tế Công an TP Hà Nội, ông Khuất Văn Tiến- Phó Đồn Công an Đồng Mô thuộc Công an Thị xã Sơn Tây, ông Tạ Văn Hùng- Phó công an xã Cổ Đông, ông Nguyễn Văn Thới, ông Nguyễn Văn Tân- Công an xã Cổ Đông…Thậm chí còn cùng với Công an Thị xã Sơn Tây “cắm” đồn Công an Đồng Mô vào giữa trung tâm khuôn viên Bảo Long. Những tội phạm trộm cắp, nghiện hút…bị bắt đưa về đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, kinh doanh, giảng dạy, khám chữa bệnh của Bảo Long. Đây là hành vi mượn tay cơ quan nhà nước triệt hại Bảo Long của ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ Tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Trong khi tòa án nhân dân Hà Nội đang thụ lý vụ tranh chấp giữa Bảo Long – Bảo Sơn.
    Ngày 28/02/2012, Đồn Công an Đồng Mô cùng Công an xã Cổ Đông đã hỗ trợ cho Bảo Sơn cưỡng bức, đập phá trụ sở Bảo Long. Khi Bảo Long yêu cầu phải có lệnh hợp pháp thì mới được thực hiện việc cưỡng chế, phá cửa. Trung tá Khuất Văn Tiến – Phó trưởng đồn Công an Đồng Mô công bố: “… Tôi mang sắc phục cảnh sát đây!, nhận lệnh của chỉ huy đây!…” rồi ông Tiến cùng ông Tạ Văn Hùng – Phó công an xã Cổ Đông cho công an Đồng Mô cùng công an xã Cổ Đông và nhóm bảo vệ của Bảo Sơn phá cửa tràn vào khoan phá khu văn phòng của Bảo Long tại tầng 2 tòa nhà 10 tầng. Được sự nhìn nhận công minh chính trực của các cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông cùng đông đảo công chúng. Những thủ đoạn tiêu cực trên đã bị phê phán và chỉ trích kịch liệt… Những công quyền suy thoái phẩm chất đã được lôi ra ánh sáng…!

    Trả lờiXóa
  3. Tranh chấp hợp đồng vẫn chưa kết thúc, Thầy trò Võ sư, Lương y, TS Nguyễn Hữu Khai quyết tâm bảo vệ thành quả lao động, cùng sự nghiệp, tài sản mà hàng chục năm qua xây đắp bằng mồ hôi, nước mắt và bằng cả máu của mình, đang hàng ngày gồng mình chống lại vô số thủ đoạn tinh xảo hòng triệt hại, hủy hoại Bảo Long của Bảo Sơn hùng mạnh về tài chính lại có sự trợ giúp của một số công quyền thoái hóa phẩm chất.
    Rất nhiều thư của Bạn đọc gửi về chia sẻ với chúng tôi cùng chung quan điểm như sau: “Nếu Bảo Long không có Thầy Khai cõ lẽ thương vụ này đã kết thúc từ lâu với kết cục như đã từng diễn ra với các đối tác của Bảo Sơn trước đây”.
    2. Vụ ly hôn chạy án 10.000 tỷ của nữ đại gia tập đoàn Bảo Sơn năm 2011

    Tháng 6/2011 Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm – Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ ly hôn của giữa vợ chồng đại gia Hà Nội là anh Bùi Đức Minh và vợ là chị Nguyễn Thanh Thủy (con gái của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời cũng là Phó chủ tịch Tập đoàn) và việc tranh chấp phân chia khối tài sản khổng lồ 10 nghìn tỷ đang là câu chuyện gây chú ý của dư luận.
    Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội quyết định chị Nguyễn Thanh Thủy được ly hôn với anh Bùi Đức Minh.Về con chung, giao cho chị Thủy trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai con chung là cháu Bùi Đức Bảo Hưng (sinh năm 2004) và cháu Bùi Ngọc Bảo Nhi (sinh năm 2007) cho đến khi các cháu tròn 18 tuổi hoặc cho đến khi có sự thay đổi khác. Anh Bùi Đức Minh có quyền thăm nom con chung không ai được cản trở. Về tài sản, dành quyền khởi kiện tranh chấp tài sản chung, sở hữu chung cho anh Bùi Đức Minh trong một vụ kiện khác nếu có chứng cứ chứng minh và có yêu cầu.
    Theo anh Minh cho biết, trước ngày mở phiên tòa có yêu cầu chia tài sản chung và nợ chung nộp kèm chứng cứ cho Tòa án nhưng Tòa án cố tình tuyên xử tách ra vi cho rằng không có yêu cầu, không có chứng cứ. Điều này anh Minh hiểu rằng Tòa án Hoàn kiếm cũng đã nhìn thấy sẽ phải chia tài sản chung, nợ chung nhưng cần có thêm thời gian để giúp nguyên đơn tẩu tán tài sản, hợp thức sổ đỏ cho các giao dịch về nhà đất thuộc dự án liên quan của mình bằng cách dành cho anh Minh khởi kiện trong 01 vụ án khác. Đặc biệt, trong số tài sản chung yêu cầu chia có khối tài sản tranh chấp trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng anh lớn nhất là Quyền sử dụng 34 ha đất giai đoạn 1 dự án Thiên Đường Bảo Sơn thuộc Công ty TNHH một thành viên Du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn, do chị Nguyễn Thanh Thủy làmTổng giám đốc. Theo định giá của anh Minh và các chuyên gia địa ốc ước tính vụ án tranh chấp phân chia tài sản khi ly hôn tại doanh nghiệp này ước tính khoảng hơn 500 triệu USD tương đương 10.000 tỷ đồng ( chưa tính diện tích đất tại Thiên đường Bảo Sơn các giai đoạn 2,3…) cũng như các tài sản lớn khác (ô tô, khách sạn, nhà xưởng…..) của 7 doanh nghiệp có cổ phần đóng góp của cặp vợ chồng này.

    Trả lờiXóa
  4. Nữ đại gia Nguyễn Thanh Thủy con gái Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn
    Theo luật sư Trần Đình Triển ( Đoàn luật sư Hà Nội) sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trên cho biết: Căn cứ vào luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Trong vụ án này về phía bị đơn là người chồng đối với yêu cầu chia tài sản chung của mình đã nộp đủ các các chứng cứ chứng minh,do vậy yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
    Vậy mà khi xem xét, giải quyết vụ án này Tòa án không đưa các công ty vào tham gia tố tụng, không xác minh thu thập, đánh giá chứng cứ; định giá tài sản; thẩm định giá trị các doanh nghiệp để xác định giá trị phần vốn góp tăng thêm trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng anh Minh là trái pháp luật.
    Anh Minh cho rằng việc tập đoàn Bảo Sơn thôn tính Tập đoàn Bảo Long, mua 8 ha đất và Trường Cao đẳng nghề dịch vụ hàng không của Công ty CP Cung ứng dịch vụ Hàng không ( Airserco) tỉnh Hưng Yên là một hình thức giúp chị Thủy tẩu tán tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể, tài sản chung của tôi và chị Thủy liên quan đến phần vốn góp tại Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn và liên quan đến tài sản cá nhân chị Thủy tại các đơn vị thành viên khác của Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn.
    Thành quả lao động, tài sản trong thời kì hôn nhân của mình không được thừa nhận, không chấp nhận quyết định của tòa, anh Minh đã quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng. Ngày 4/2/2012, anh Minh đã bị bắt khẩn cấp. Liệu đây có phải cách để tránh phân chia khối tài sản 10.000 tỷ đồng của gia đình Bảo Sơn?
    Anh Bùi Đức Minh con rể đại gia Nguyễn Trường Sơn (Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn) nay đã bị bắt
    Gần đây, chúng tôi có nhận được thư của cựu cán bộ Trường Cao đẳng nghề dịch vụ hàng không Hưng Yên với nội dung phản ảnh như sau: “Cũng chính từ chiêu thức hợp tác toàn diện mà toàn bộ trường cao đẳng hàng không đã bị ông Sơn nuốt trọn. Nhưng không có một người như bác Khai để lên tiếng. Những người biết chỉ ngậm ngùi cho Ban lãnh đạo cũ bất tài. Tôi cán bộ của trường cũng chỉ biết ngậm ngùi !! “

    Trả lờiXóa
  5. .3. Vụ tranh chấp tại công ty TNHH Nghi Tàm thuộc Tập đoàn Bảo Sơn năm 2006

    Công ty du lịch quốc tế Nghi Tàm (Nghitamtours) nay đổi tên thành Công ty du lịch quốc tế Bảo Sơn. Cách đây 6 năm Công ty này có xảy ra một vụ kiện tranh chấp lao động giữa chị Thủy và Giám đốc điều hành Nguyễn Quốc Tuấn. Tháng 1/2004 bà Nguyễn Thanh Thủy có thỏa thuận với Ông Nguyễn Quốc Tuấn về làm giám đốc điều hành công ty Nghitamtours với các điều khoản 500 USD/tháng (bao gồm cả thuế thu nhập cao), tiền điện thoại di động là 400.000đ/tháng, được hưởng phụ cấp là một bữa trưa tại nhà hàng Coffee Shop, khách sạn Bảo Sơn, được nghỉ phép 12 ngày/năm… nhưng có một hợp đồng phụ là ông Tuấn sẽ góp khoảng 15 000 USD( mười lăm ngàn đô la mỹ) để với ngoài mức thu nhập lương như báo chí đã viết ở dưới thì Ông Tuấn sẽ được ăn chia hoa hồng trên lãi của Công ty hàng tháng trên tỉ lệ phần trăm góp vốn. Khi có được vốn của ông Tuấn bà Thủy ngay lập tức tu sửa văn phòng và làm một loạt hoạt động quảng bá rầm rộ… Sau một năm kinh doanh do hai bên có mâu thuẫn trong quan điểm kinh doanh nên ông Tuấn muốn rút vốn thì bà Thủy không cho với lý do đã đầu tư vào các hoạt động như tu sửa văn phòng, quan hệ, quảng bá…Đành rằng trong làm ăn không phải cứ nói muốn rút là rút vốn nhưng số tiền 15 000 USD là toàn bộ gia tài mà Ông Tuấn có, bây giờ ở lại làm cho chị Thủy thì Ông chẳng có thực quyền quyết được gì. Vợ chồng Ông Tuấn đã gặp bà Thủy để nói khó chỉ xin rút một phần ra vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng không được nên Ông Tuấn đã thu thập tất cả các tài liệu khá “nhạy cảm” về nộp thuế cho nhà nước trong năm 2004 của Nghitamtours mang lên nộp cho tòa án. Điều này sẽ không chỉ gây rất nhiều phiền phức cho Nghitamtours mà còn ảnh hưởng rất lớn tới Công ty mẹ là Công ty TNHH dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm vì Nghitamtours nộp thuế chung với Công ty mẹ. Ông Tuấn cứ nghĩ đơn giản là dùng các tài liệu đó sẽ thỏa thuận được với bà Thủy để vớt vát lấy lại được phần nào số tài sản của mình nhưng phiên tòa sơ thẩm diễn ra đã khiến Ông mất tất cả, cũng chẳng dám theo nữa vì đã kiệt quệ về tài chính (Mặc dù căn cứ để kiện là có). Ngày 17/8/2006, Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ tranh chấp lao động giữa Công ty Nghi Tàm và ông Nguyễn Quốc Tuấn do thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Hạnh làm chủ tọa. Tại phiên xét xử này, tòa án vẫn chưa làm rõ một số chứng cứ rất thuyết phục mà nguyên đơn (ông Nguyễn Quốc Tuấn) đưa ra. Đó là vì sao Tổng Giám đốc Công ty Nghi Tàm Nguyễn Trường Sơn lại ký công văn gửi Đại sứ quán một số nước ghi rõ chức danh của ông Tuấn là “Giám đốc điều hành”? Tại sao những bản hợp đồng tổ chức dịch vụ du lịch được ký giữa công ty Nghi Tàm Tours (ông Tuấn đại diện) với một số đối tác lại ghi chức danh ông Nguyễn Quốc Tuấn là giám đốc điều hành? Những hóa đơn điện thoại di động mà Công ty Nghi Tàm đã thanh toán cho ông Tuấn được khai theo mã số thuế của công ty để tính vào phần chi phí của doanh nghiệp là như thế nào?…
    Chính vì bỏ qua những chứng cứ quan trọng này mà Tòa đã nhận định: “anh Tuấn không hề có chứng cứ để chứng minh mình là lao động thường xuyên trong Công ty Nghi Tàm từ ngày 22/1/2004 đến 2/6/2005”. Và đành chua xót mất cả chì lẫn chài.

    Trả lờiXóa
  6. 4. Vụ tranh chấp đòi tiền giữa chủ nhân của khách sạn Bảo Sơn và một công dân Pháp năm 2002

    Năm 2002, Ông Thiery Berger vừa là đối tác làm ăn vừa là người tình của chị Nguyễn Thanh Thủy – giám đốc khách sạn quốc tế Bảo Sơn. Mới đầu hai bên làm ăn khá suôn sẻ và ông Thiery đã mang tất cả tiền bạc của gia đình tại Pháp đầu tư vào khách sạn Bảo Sơn với chị Thủy vì hy vọng tương lai sẽ nên duyên với chị Thủy. Một trong những hạng mục mà hai người chung vốn đầu tư vẫn còn đến nay là khu bể bơi thuộc khách sạn Bảo Sơn, khu này có tên gọi là Bora bora. Sau đó hai người phát sinh mâu thuẫn do người đàn ông này bỏ hết tiền cho chị Thủy nhưng lại không có quyền lợi và quyền quyết định gì ở khu Bora bora, yếu thế người đàn ông này lấy luôn số tiền là vốn làm ăn chung của hai người trong công ty du lịch và thế là vụ kiện xảy ra. Ngày 1/10/2002 tòa án Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Bị đơn là ông Thiery Berger theo yêu cầu của Nguyên đơn là bà Nguyễn Thanh Thủy bằng việc đánh 1 công văn sang Cục quản lý xuất nhập cảnh cấm ông Berger xuất cảnh ra khỏi Việt Nam để giúp tòa án có điều kiện giải quyết vụ án đúng pháp luật bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các đương sự vì nếu ông Berger mà về Pháp không sang thì vụ án sẽ không giải quyết được vì thiếu Bị đơn. Thế là vị công dân nước ngòai nọ phải chịu cảnh cầm tù tại Việt Nam để chờ đợi sự giải quyết của tòa án ròng rã suốt hơn 1 năm. Sau rồi cũng đành tiền mất tật mang.

    Trả lờiXóa
  7. . Vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế lắp đặt điều hòa nhiệt độ ở khách sạn Bảo Sơn:

    Vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Viện nghiên cứu thiết kế cơ khí giao thông vận tải (Viện NCTKCKGTVT) nay là Viện khoa học công nghệ tàu thủy) với công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm (Công ty DVĐT và DLNT) (Nay đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn) đã được tòa án nhân dân Hà Nội xét xử đầu năm 2000; nhưng ngày 10-5-2000, Báo Xây dựng lại nhận được đơn của tập thể anh em thương binh của Xưởng thực nghiệm thuộc Viện NCTKCKGTVT phản ánh nỗi bức xúc về việc Công ty DVĐT và DLNT không thực hiện các quyết định mà bản án sơ thẩm của tòa án kinh tế TP Hà Nội đã xét xử ngày 20-1-2000.
    Tóm tắt vụ án như sau: Ngày 8-9-1994, Công ty DVĐT và DLNT (bên A) ký hợp đồng kinh tế với Xưởng thực nghiệm thuộc Viện NCTKCKGTVT (bên B) với nội dung: Bên B thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cho bên A (tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội), bảo đảm các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, sao cho công trình có chất lượng tốt, vận hành an toàn và hiệu quả nhất, bảo đảm tiến độ do bên A yêu cầu. Trị giá hợp đồng là 1.094.556.000đ. Hợp đồng kinh tế quy định hiệu lực hết ngày 30-9-1996.

    Trả lờiXóa
  8. Qua quá trình thực hiện hợp đồng, bên B đã chấp hành đúng các điều cam kết với bên A ghi rõ trong hợp đồng, lắp đặt và đưa hệ thống điều hòa không khí vào hoạt động an toàn và có hiệu quả kinh tế cho bên A, mặc dù 3 lần bên A đã đơn phương thay đổi thiết kế. Công trình lắp đặt xong, bên A đã tự ý đưa vào vận hành và sử dụng gần 5 năm nay (từ 4-11-1995), nhưng ngoài số tiền tạm ứng trước, bên A không thanh toán số tiền còn lại cho bên B theo quy định trong hợp đồng: “Sau khi nghiệm thu công trình đưa và sử dụng bên A phải trả cho bên B 50% giá trị hợp đồng và sau 6 tháng kể từ khi nghiệm thu, bên A sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại như hợp đồng đã quy định”. Không những thế, bên A lại còn kiện bên B về chất lượng công trình (vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập đến trong một bài khác). Song, chứng lý rõ ràng! Tại bản án số 03/KTST, ngày 20-1-2000, Tòa đã quyết định:
    - Công nhận giá trị lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ khách sạn Bảo Sơn do Viện NCTKCKGTVT (nay là viện khoa học công nghệ tàu thủy) đã đầu tư vào khách sạn Bảo Sơn của công ty DVĐT & DLNT trên cơ sở kết quả kiểm định – định giá tháng 5 và tháng 10-1999 là 1.724.038.230đ. Xác nhận công ty DVĐT & DLNT đã thanh toán trong hợp đồng 8-9-1994 và phụ lục 03/24-9-1995 cho Viện NCTKCKGTVT là 624.660.000đ.
    - Buộc Công ty DVĐT & DLNT (Nay đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn) phải thanh toán số tiền trị giá công trình lắp đặt hệ thống điều hòa khách sạn Bảo Sơn còn thiếu của Viện NCTKCKGTVT là 1.099.378.230đ.
    - Buộc Công ty DVĐT & DLNT phải chịu toàn bộ kinh phí kiểm định là 35 triệu đồng, xác nhận đã nộp 11 triệu 500 nghìn đồng, còn phải trả cho Viện NCTKCKGTVT 23 triệu 500 nghìn đồng là số tiền Viện đã tạm ứng cho cơ quan kiểm định kỹ thuật và kiểm định giá.
    Án xử công khai và rõ ràng là vậy. Song đến nay Công ty DVĐT và DLNT vẫn không thực hiện gây ảnh hưởng đến hoạt động của Viện NCTKCKGTVT vì số tiền tồn đọng lớn, vừa không có vốn hoạt động, vừa phải trả lãi ngân hàng. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có biện pháp buộc Công ty DVĐT & DLNT phải thi hành nghiêm túc quyết định mà Tòa án đã tuyên.
    Nguồn từ Báo Xây Dựng số 138 ra ngày 6 tháng 6 năm 2000

    Trả lờiXóa