Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Bài báo 21: Đằng sau sự tan vỡ của một gia đình đại gia

Đằng sau sự tan vỡ của một gia đình đại gia


TAND quận Hoàn Kiếm – Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử vụ ly hôn giữa vợ chồng đại gia Hà Nội là anh Bùi Đức Minh sinh năm 1975; phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm và vợ là chị Nguyễn Thanh Thủy sinh năm 1976, trú tại phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm. Nguyên nhân vụ ly hôn này có liên quan đến một người thứ ba.





Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet



Xem tin gốc:

http://beta.go.vn/teen/953-27225/goc-nhin/dang-sau-su-tan-vo-cua-mot-gia-dinh-dai-gia.htm

TAND quận Hoàn Kiếm quyết định chị Nguyễn Thanh Thủy được ly hôn với anh Bùi Đức Minh.Về con chung, giao cho chị Thủy trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai con cho đến khi các cháu tròn 18 tuổi... Anh Bùi Đức Minh có quyền thăm nom con chung không ai được cản trở.


Tại phiên tòa và trong đơn tố cáo, anh Minh khẳng định rằng vào ngày Noel 24/12/2009, chị Nguyễn Thanh Thủy vợ anh có nhắn tin cho ông Nguyễn Mạnh Cường với nội dung: “Rất nhạy cảm, em bây giờ suy nghĩ mọi việc theo chiều sâu, Em đã học được những suy nghĩ sâu sắc từ phía anh, em học được từ anh đấy, em yêu anh”. Sau đấy, chị Thủy còn nhắn tin cho ông Cường rằng “Em phải về bây giờ, anh đừng nhắn tin cho em nữa, em yêu anh ” .

Sáng ngày 25/12/2009, khi anh Minh đang cầm máy điện thoại của chị Thủy, thì ông Cường nhắn tin cho chị Thủy rằng “Đi làm chưa?”. Giữ phép lịch sự anh Minh nhắn lại “Em đang ở trên ô tô”, thì ông Cường nhắn tin lại rằng “Đang muốn ôm và hôn em”.

Khi anh Minh đến cơ quan của ông Cường thì ông Cường cho rằng tin nhắn đó là do thư ký của mình là Phạm Phương Hợp nhắn tới chị Thủy. Hợp dùng máy điện thoại của ông Cường nhắn tin lăng nhăng với chị Thủy (sinh năm 1976, trú tại phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm-Hà Nội). Sau đó, ông Cường gọi anh Hợp đến gặp anh Minh và anh Hợp thừa nhận có nhắn tin cho chị Thủy và xin lỗi anh Minh. Sau đó anh Hợp viết giấy xác nhận rằng: “ Tháng 12/2009, tôi có quan hệ công tác với chị Nguyễn Thanh Thủy. Khi quan hệ, chúng tôi có nhắn tin trao đổi tình cảm với nhau làm ảnh hưởng đến gia đình chị Thủy do chồng chị Thủy là anh Minh phát hiện”.

Sau đó, anh Hợp có viết đơn đề nghị đến tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khẳng định: “Là một đối tác công việc đồng thời là người bạn có quan hệ thân thiết về tình cảm với chị Thủy; tôi có văn bản xác nhận ngày 25/9/2010 về việc bản thân mình có quan hệ không trong sáng với chị Thủy, đồng thời tôi cam đoan chấm dứt quan hệ bất chính này để không ảnh hưởng đến đời sống riêng của gia đình chị Thủy – anh Minh. Nay, chị Thủy vẫn giữ quan điểm xin ly hôn với anh Minh, tôi nhận thấy hoàn cảnh của anh Minh rất khổ tâm và hoàn toàn bị động, trong đó có một phần trách nhiệm do lỗi của tôi”.

Tuy nhiên anh Minh cho biết: Sau đó vì ân hận anh Hợp đã điện thoại cho anh Minh và khẳng định: “ Một là em không muốn đóng thế cho ai cả. Hai là em không có quan hệ ngoai tình với vợ anh, cái đấy anh biết rồi và rõ ràng rồi đúng không? Bây giờ ai mà có vấn đề gì thì anh cứ tìm người ấy chịu trách nhiệm. Em chỉ có thông tin thế nói với anh để anh biết thôi”.

Ngày 27/01/2011, anh Minh có gửi đơn khiếu nại việc ông Nguyễn Mạnh, Tổng thư ký Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có quan hệ bất chính với vợ là Nguyễn Thanh Thủy gây hậu quả nghiêm trọng là vợ anh làm đơn xin ly hôn tại Tòa án.

Xung quanh sự việc này, ông Nguyễn Mạnh Cường đã gửi đơn đến Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phản ánh: “Sáng ngày 30/11/2010, ông Bùi Đức Minh đi cùng 3 người (1 đàn ông, 2 phụ nữ) đến Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Khi đến ông Bùi Đức Minh cùng ba đối tượng lạ mặt giả danh là người đi ủng hộ đồng bào cứu trợ bão lụt để tránh sự kiểm tra của bảo vệ cơ quan và đột nhập bất hợp pháp lên Văn phòng Hội doanh nhân trẻ Việt Nam. Tại hành lang của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Minh cùng ba người trên đã gây rối trật tự và có những lời nói, hành vi làm mất uy tín, danh dự của lãnh đạo, cán bộ Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Lý do ông Bùi Đức Minh đưa ra là vu khống cho anh Phạm Phương Hợp có quan hệ với vợ mình và có các hành vi vu khống khác ”.

Luật sư Trần Đình Triển (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Nếu như việc anh Nguyễn Mạnh Cường và chị Nguyễn Thanh Thủy có quan hệ ngoại tình là đúng và có căn cứ, thì ở đây ông Cường và chị Thủy không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (luật Hôn nhân & gia đình). Điều này cần được các cơ quan chức năng kết luận rõ,để có hình thức xử lý phù hợp.

Theo Phong Anh/Phapluat&xahoi

Các Website dự phòng của chúng tôi:

 http://luatsuvidan1010.wordpress.com/

 http://luatsuvidan10.blogspot.com/

 http://luatsuvidan1000.wordpress.com/

http://luatsuvidan8.wordpress.com/


http://thuythanhnguyen.blogspot.com/

hoặc click google

Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội

Hay

Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam

Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:

luatsuvidan10@gmail.com

luatsuvidan101@gmail.com

Xin trân trọng cảm ơn

11 nhận xét:

  1. (PLO) - Xét đề nghị của Tập đoàn Bảo Sơn (tại Công văn số 96/2016, ngày 8/8/2016), Cục THADS TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-CTHADS, ngày 10/8/2016 “Về việc tạm hoãn xuất cảnh” đối với ông Trần Văn Dung kể từ ngày 10/8/2016 đến khi thi hành án xong hoặc có bảo lãnh bằng tiền, tài sản, biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.


    Quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh của Cục THADS Hà Nội đối với ông Trần Văn Dung
    Theo Bản án số 71/2016/DSPT, ngày 16/6/2016 của TAND Cấp cao tại Hà Nội, Cty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (Tập đoàn Bảo Sơn - trụ sở tại số 50 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP Hà Nội) do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc thông qua sự giới thiệu của ông Trần Văn Dung (trú tại số 7, ngách 33/93 Nghĩa Dũng, quận Ba Đình, TP Hà Nội), Tập đoàn Bảo Sơn có gặp và làm việc với đại diện Cty Reich&Reich là ông Ivan Reich và ông Roni Reich (trụ sở chính tại 24 Hazait, Kiriat-Bialik, 270 23, Israel) để thỏa thuận thực hiện công việc xây dựng, vận hành Bệnh viện quốc tế Bảo Sơn và hai bên thống nhất để ông Trần Văn Dung đứng ra giữ tiền thanh toán cho dịch vụ thiết kế kỹ thuật thi công hoàn chỉnh của tòa nhà A và B Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn (tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội).
    Nội dung thỏa thuận này được ghi nhận trong Biên bản ghi nhớ hợp đồng ngày 17/11/2011. Thiết kế tòa nhà A và B Bệnh viện Bảo Sơn giai đoạn 1, thiết kế Trung tâm y tế Bảo Sơn…

    Trả lờiXóa
  2. Dựa trên Biên bản ghi nhớ hợp đồng ngày 17/11/2011, Tập đoàn Bảo Sơn đã chuyển cho ông Dung số tiền theo thỏa thuận với Cty Reich&Reich là 210.000 USD (ngày 17/11/2011 ông Dung viết và ký giấy biên nhận số tiền 140.000 USD, ngày 18/11/2011 ông Dung viết và ký giấy biên nhận số tiền 70.000 USD); với cam kết ông Dung chỉ chuyển tiền cho Cty Reich&Reich khi Tập đoàn Bảo Sơn nhận được bản thiết kế và nghiệm thu tốt bản thiết kế theo đúng như Biên bản ghi nhớ ngày 17/11/2011, nếu vi phạm ông Dung phải cam kết hoàn trả đầy đủ khoản tiền mặt đã nhận của Tập đoàn Bảo Sơn.
    Mặc dù ông Dung đã nhận đủ số tiền 210.000 USD, nhưng Cty Reich&Reich vẫn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Tập đoàn Bảo Sơn như: không bàn giao thiết kế cho Tập đoàn Bảo Sơn, chưa thiết kế kỹ thuật thi công, thiết kế cấu trúc và hệ thống điện thoại, gaz, cung cấp khí oxy, noto, hệ thống tín hiệu và các hệ thống khác, chưa cung cấp các bản vẽ thiết kế thi công hoàn chỉnh của tòa nhà A và B (giai đoạn 2), thiết kế hoàn thiện Trung tâm y tế Bảo Sơn bao gồm 2 tòa nhà A5 và A6 đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội cho Tập đoàn Bảo Sơn…
    Cty Reich&Reich mới bàn giao cho Tập đoàn Bảo Sơn qua Email 1 bản vẽ sơ bộ phòng khám (không phải bản vẽ kỹ thuật) trong đó ghi cụ thể rằng tài liệu này không sử dụng cho thi công, 1 file bản vẽ tòa nhà A&B (không phải bản vẽ kỹ thuật) và trong bản vẽ cũng ghi rõ rằng tài liệu này không sử dụng cho thi công, 1 đĩa CD. Các nghĩa vụ khác của hợp đồng Cty Reich&Reich cũng không thực hiện đầy đủ và bàn giao cho Bảo Sơn.
    Ngày 21/3/2013, Tập đoàn Bảo Sơn đã có Công văn số 52/2013/CV gửi ông Dung nêu rõ việc Cty Reich&Reich đã không thực hiện đúng thỏa thuận hai bên và yêu cầu ông Dung hoàn lại số tiền hơn 4,4 tỷ đồng (tương đương 210.000 USD).
    Ngày 18/4/2014 Tập đoàn Bảo Sơn tiếp tục có công văn yêu cầu ông Dung nghiêm túc thực hiện các nội dung đã cam kết đồng thời gửi công văn tới Cty Reich&Reich thông báo nội dung công văn gửi tới ông Dung. Tuy nhiên ông Dung từ chối hoàn trả số tiền...

    Trả lờiXóa
  3. Sau khi Tập đoàn Bảo Sơn có đơn khởi kiện ông Dung đến TAND TP Hà Nội thì cuối tháng 3/2014, ông Dung chủ động liên hệ với Tập đoàn Bảo Sơn để thương lượng, đàm phán, thống nhất ông Dung có trách nhiệm thanh toán và trả lại Tập đoàn Bảo Sơn 150.000 USD trước ngày 30/6/2014. Ngày 4/4/2014, Tập đoàn Bảo Sơn soạn thảo biên bản thỏa thuận chuyển ông Dung để các bên ký kết, nhưng ông Dung thông báo không cần phải ký. Ngày 29/4/2014, ông Dung đã thanh toán đợt 1 theo cam kết cho Tập đoàn Bảo Sơn hơn 1 tỷ đồng (tương đương 50.000 USD) và sau đó không thanh toán số tiền còn lại theo thỏa thuận vì vậy Tập đoàn Bảo Sơn dã khởi kiện ông Dung ra tòa yêu cầu hoàn trả lại số tiền 160.000 USD (tương đương hơn 3,4 tỷ đồng), buộc ông Dung bồi thường thiệt hại số tiền hơn 989 triệu đồng tính đến ngày 16/6/2015; tổng cộng là hơn 4,4 tỷ đồng.
    Theo đó, Bản án phúc thẩm đã tuyên buộc ông Trần Văn Dung phải thanh toán cho Tập đoàn Bảo Sơn số tiền gốc 160.000 USD (tương đương hơn 3,4 tỷ đồng) và bồi thường thiệt hại số tiền hơn 1 tỷ đồng, tổng số tiền ông Dung phải thanh toán cho Tập đoàn Bảo Sơn là hơn 4,4 tỷ đồng .
    Tuy nhiên, do ông Dung không tự nguyện thi hành án, Cục THADS TP Hà Nội đã có Quyết định thi hành án theo yêu cầu số 732/QĐ-CTHADS ngày 20/7/2016 buộc ông Dung phải thanh toán cho Tập đoàn Bảo Sơn số tiền hơn 4,4 tỷ đồng.
    Xét đề nghị của Tập đoàn Bảo Sơn (tại Công văn số 96/2016, ngày 8/8/2016), Cục THADS TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-CTHADS, ngày 10/8/2016 “Về việc tạm hoãn xuất cảnh” đối với ông Trần Văn Dung kể từ ngày 10/8/2016 đến khi thi hành án xong hoặc có bảo lãnh bằng tiền, tài sản, biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
    Bình luận 0 Trung Thứ

    Trả lờiXóa
  4. Từ xây dựng không phép, vi phạm Chỉ thị 18, gây sụt lún nhà dân nghiêm trọng … dự án đã nhiều lần bị xử phạt hành chính, đình chỉ thi công... Thế nhưng công trình chung cư cao tầng của Tập đoàn Bảo Sơn vẫn tiếp tục vi phạm.
    Dân trí › Kinh doanh › Thứ Sáu, 11/08/2017 - 05:00
    Bê tông chung cư rơi trúng một tiểu thương: Dự án nhiều lần bị xử phạt, đình chỉ vẫn... tiếp tục vi phạm

    Chia sẻ
    Dân trí Từ xây dựng không phép, vi phạm Chỉ thị 18, gây sụt lún nhà dân nghiêm trọng … dự án đã nhiều lần bị xử phạt hành chính, đình chỉ thi công... Thế nhưng công trình chung cư cao tầng của Tập đoàn Bảo Sơn vẫn tiếp tục vi phạm.
    >> Siết quy định về áp trách nhiệm, giải quyết sự cố công trình
    >> Sự cố công trình xây dựng tăng về mức độ nghiêm trọng
    Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn nhiều sai phạm.
    Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn nhiều sai phạm.
    Biên bản xử phạt vi phạm ngày 9/6/2016.
    Biên bản xử phạt vi phạm ngày 9/6/2016.
    Kiếm tiền dưới lưỡi hái tử thần

    Liên quan đến sự việc bê tông từ Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn xây dựng trên khu “đất vàng” cạnh đường Nguyễn Sỹ Sách (phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An) rơi tự do xuống khu vực chợ Hưng Phúc nằm ngay phía dưới công trình khiến một tiểu thương phải nhập viện vào ngày 8/8. Hiện theo nguồn tin mới nhất, tiểu thương này đang phải nhập viện chữa trị.

    Sau khi sự việc xảy ra, Đội trật tự đô thị TP Vinh phối hợp cùng UBND phường Hưng Phúc đã kiểm tra, làm rõ sự việc đồng thời báo cáo UBND TP Vinh để có phương án xử lý tiếp theo. Bên cạnh đó, sự việc này cũng được báo cáo lên CATP Vinh vào cuộc điều tra làm rõ.
    Còn những tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại đây cho biết, mặc dù chợ nằm ngay phía dưới công trường đang thi công (chung cư cao 31 tầng gồm có thêm 1 tầng hầm) nhưng dường như những phương án đảm bảo an toàn không được đảm bảo, hoặc quan tâm….

    Hàng ngày vật liệu xây dựng vẫn rơi xuống khu vực chợ thường xuyên. Trước thời điểm xảy ra sự việc như Dân trí đã phản ánh: “Bê tông từ công trình chung cư rơi trúng một tiểu thương” - thì các tiểu thương đã nhiều phản ánh vấn đề trên đến đơn vị đang thi công nhưng tình trạng thực tế vẫn không được cải thiện được là bao.

    “Chúng tôi đã rất nhiều lần phản ánh, bảo họ nên căng lưới phía trên chợ để đảm bảo an toàn nhưng vật liệu vẫn rơi xuống. Chỉ một viên đá nhỏ thôi nếu rơi từ độ cao hàng chục tầng xuống phía dưới như thế mà trúng người thì cũng vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi vẫn hay bảo nhau là đang buôn bán, kiếm tiền dưới miệng của tử thần ấy. Từ hôm chị Ngọc bị bê tông rơi trúng người chúng tôi ai cũng rất lo sợ”, một tiểu thương lo lắng.

    Trả lờiXóa
  5. Sai phạm nối tiếp sai phạm

    Ngày 10/8, trao đổi với phóng viên ông Phan Thanh Sơn - Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị TP Vinh, Nghệ An cho biết: “Dự án trên đã nhiều lần vi phạm bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, đình chỉ thi công. Thời điểm xảy ra sự việc dự án này vẫn trong quá trình bị đình chỉ vì vi phạm Chỉ thị 18 liên quan đến việc sử dụng, vận hành cần cẩu tháp. Hiện chúng tôi cũng đã phối hợp cùng UBND phường Hưng Phúc xử lý vụ việc, báo cáo UBND TP để có phương án xử lý tiếp theo”.

    Cũng theo ông Phan Thanh Sơn, trước đó Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn cũng đã bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng, đình chỉ thi công vì xây dựng công trình khi chưa được cấp phép xây dựng.

    Sau đó công trình tiếp tục bị xử phạt hành chính, đình chỉ thi công, yêu cầu khắc phục hậu quả do thi công dự án gây sụt, lún nhà dân nghiêm trọng. Tiếp đó do vi phạm Chỉ thị 18/CT-UBND về việc tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Nghệ An dự án tiếp tục bị xử phạt, đình chỉ thi công, yêu cầu khắc phục … thời hạn cua quyết định xử phạt vẫn còn lại tiếp tục xảy ra sự việc trên.
    Dân trí › Kinh doanh › Thứ Sáu, 11/08/2017 - 05:00
    Bê tông chung cư rơi trúng một tiểu thương: Dự án nhiều lần bị xử phạt, đình chỉ vẫn... tiếp tục vi phạm

    Chia sẻ
    Dân trí Từ xây dựng không phép, vi phạm Chỉ thị 18, gây sụt lún nhà dân nghiêm trọng … dự án đã nhiều lần bị xử phạt hành chính, đình chỉ thi công... Thế nhưng công trình chung cư cao tầng của Tập đoàn Bảo Sơn vẫn tiếp tục vi phạm.
    >> Siết quy định về áp trách nhiệm, giải quyết sự cố công trình
    >> Sự cố công trình xây dựng tăng về mức độ nghiêm trọng
    Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn nhiều sai phạm.
    Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn nhiều sai phạm.
    Biên bản xử phạt vi phạm ngày 9/6/2016.
    Biên bản xử phạt vi phạm ngày 9/6/2016.
    Kiếm tiền dưới lưỡi hái tử thần

    Liên quan đến sự việc bê tông từ Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn xây dựng trên khu “đất vàng” cạnh đường Nguyễn Sỹ Sách (phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An) rơi tự do xuống khu vực chợ Hưng Phúc nằm ngay phía dưới công trình khiến một tiểu thương phải nhập viện vào ngày 8/8. Hiện theo nguồn tin mới nhất, tiểu thương này đang phải nhập viện chữa trị.

    Sau khi sự việc xảy ra, Đội trật tự đô thị TP Vinh phối hợp cùng UBND phường Hưng Phúc đã kiểm tra, làm rõ sự việc đồng thời báo cáo UBND TP Vinh để có phương án xử lý tiếp theo. Bên cạnh đó, sự việc này cũng được báo cáo lên CATP Vinh vào cuộc điều tra làm rõ.

    Tiểu thương vẫn bàng hoàng vì phải kinh doanh, buôn bán ngay dưới tòa nhà nguy hiểm rình rập.
    Tiểu thương vẫn bàng hoàng vì phải kinh doanh, buôn bán ngay dưới tòa nhà nguy hiểm rình rập.
    Còn những tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại đây cho biết, mặc dù chợ nằm ngay phía dưới công trường đang thi công (chung cư cao 31 tầng gồm có thêm 1 tầng hầm) nhưng dường như những phương án đảm bảo an toàn không được đảm bảo, hoặc quan tâm….

    Trả lờiXóa
  6. Hàng ngày vật liệu xây dựng vẫn rơi xuống khu vực chợ thường xuyên. Trước thời điểm xảy ra sự việc như Dân trí đã phản ánh: “Bê tông từ công trình chung cư rơi trúng một tiểu thương” - thì các tiểu thương đã nhiều phản ánh vấn đề trên đến đơn vị đang thi công nhưng tình trạng thực tế vẫn không được cải thiện được là bao.

    “Chúng tôi đã rất nhiều lần phản ánh, bảo họ nên căng lưới phía trên chợ để đảm bảo an toàn nhưng vật liệu vẫn rơi xuống. Chỉ một viên đá nhỏ thôi nếu rơi từ độ cao hàng chục tầng xuống phía dưới như thế mà trúng người thì cũng vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi vẫn hay bảo nhau là đang buôn bán, kiếm tiền dưới miệng của tử thần ấy. Từ hôm chị Ngọc bị bê tông rơi trúng người chúng tôi ai cũng rất lo sợ”, một tiểu thương lo lắng.

    Sai phạm nối tiếp sai phạm

    Ngày 10/8, trao đổi với phóng viên ông Phan Thanh Sơn - Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị TP Vinh, Nghệ An cho biết: “Dự án trên đã nhiều lần vi phạm bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, đình chỉ thi công. Thời điểm xảy ra sự việc dự án này vẫn trong quá trình bị đình chỉ vì vi phạm Chỉ thị 18 liên quan đến việc sử dụng, vận hành cần cẩu tháp. Hiện chúng tôi cũng đã phối hợp cùng UBND phường Hưng Phúc xử lý vụ việc, báo cáo UBND TP để có phương án xử lý tiếp theo”.


    Ngày 3/12/2016 công trình này tiếp tục vi phạm và đình chỉ thi công.
    Ngày 3/12/2016 công trình này tiếp tục vi phạm và đình chỉ thi công.
    Cũng theo ông Phan Thanh Sơn, trước đó Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn cũng đã bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng, đình chỉ thi công vì xây dựng công trình khi chưa được cấp phép xây dựng.

    Sau đó công trình tiếp tục bị xử phạt hành chính, đình chỉ thi công, yêu cầu khắc phục hậu quả do thi công dự án gây sụt, lún nhà dân nghiêm trọng. Tiếp đó do vi phạm Chỉ thị 18/CT-UBND về việc tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Nghệ An dự án tiếp tục bị xử phạt, đình chỉ thi công, yêu cầu khắc phục … thời hạn cua quyết định xử phạt vẫn còn lại tiếp tục xảy ra sự việc trên.


    UBND TP Vinh ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn xây dựng vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
    UBND TP Vinh ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng Dự án tòa nhà dịch vụ thương mại căn hộ cao cấp, nhà ở của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn xây dựng vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
    “Chúng tôi cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nghiêm các vi phạm của dự án, thậm chí cử cán bộ ngăn không cho đưa vật liệu vào công trình, thậm chí cắt điện. Nhưng công trình sau đó vẫn thi công…”, ông Sơn chia sẻ.

    Một dự án lớn, nằm cạnh tuyến đường Nguyễn Sỹ Sách được rầm rộ thi công khi chưa có giấy phép xây dựng, quá trình thi công khiến hàng chục hộ dân liền kề nơm nớp lo sợ khi nhà bị sụt, lún, nứt nghiêm trọng, vi phạm Chỉ thị 18, vật liệu rơi từ công trình không đảm bảo những an toàn lao động xuống khu chợ phía dưới khiến người dân hoảng sợ.

    Dự án với những vi phạm nối tiếp vi phạm vẫn rầm rộ thi công khiến không ít người lắc đầu ngao ngán sự coi thường pháp luật, kỷ cương và quy định của nhà nước. Câu hỏi này chúng tôi xin gửi về Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và các ngành liên quan.
    Ngày 7/6/2016, Sở Xây dựng Nghệ An yêu cầu chủ đầu tư ngừng thi công công trình vì không có giấy phép xây dựng theo quy định.

    Ngày 9/6/2016, Phòng Quản lý đô thị TP. Vinh theo thẩm quyền đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-QLĐT về việc đình chỉ thi công đối với công trình tại số 126, đường Nguyễn Sỹ Sách, P. Hưng Phúc, Tp Vinh vi phạm: Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; thi công công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận và hạ tầng kỹ thuật.

    Trả lờiXóa
  7. au khi chấm dứt hợp đồng lao động, lấy lý do bác sĩ trưởng khoa làm bệnh viện thua lỗ, không tuân thủ quy định nhập hóa chất vào phòng…, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn (BV Bảo Sơn) đã không trả đủ lương cho nhân viên y tế. Phía BV đưa ra nhiều lý do, người lao động cũng đưa ra lý lẽ tố ngược BV.

    BV cố tình quỵt tiền công của người lao động
    Bác sĩ Nguyễn Thị Viền, bác sĩ một BV công đã nghỉ hưu, tố BV Bảo Sơn, 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, bức xúc kể lại: "Tháng 8.2015, BV Bảo Sơn mời tôi giúp đỡ chuẩn bị việc thẩm định khoa xét nghiệm. Sau đó, BV đã mời tôi hợp tác làm công tác xét nghiệm với chức vụ Trưởng khoa Xét nghiệm. Sau khi xem xét, tôi đồng ý và đã ký hợp đồng lao động với BV".
    Cuối tháng 2.2017, bác sĩ Viền làm đơn xin thôi việc vì lý do sức khoẻ. Lãnh đạo BV Bảo Sơn là ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã đồng ý và ghi xác nhận vào đơn cho bà Viền nghỉ từ 1.4. Tuy nhiên, sau đó phòng kế toán không trả lương tháng 2.2017 cho bác sĩ Viền theo lệnh của ông Sơn. Lý do phía BV không trả lương được đưa ra là bác sĩ Viền ăn tiền hoa hồng của công ty cung cấp hoá chất cho BV.
    “Sau đó, tôi đề nghị xác minh sự việc thì BV đã đồng ý trả lương tháng 2.2017, nhưng yêu cầu tôi làm tiếp tới 15.4 để giải quyết thủ tục bàn giao. Đến thời điểm bàn giao công việc là 14.4.2017, tôi đã bàn giao công việc nhưng lương tháng 3.2017 lại bị giữ cho đến nay. Phía BV đưa ra đủ lý do đề trì hoãn việc trả lương”, bác sĩ Viền cho biết.
    Bác sĩ Viền còn bức xúc: "Ngoài việc không trả đầy đủ lương cho tôi, phía BV còn gây tiếng xấu - nói tôi ăn hoa hồng của công ty cung cấp hoá chất, hoá chất đấu thầu cao gây thiệt hại cho BV...".
    Để minh chứng minh cho bản thân, bác sĩ Viền đã cất công đi tìm bằng chứng trong việc đấu thầu hoá chất. Bác sĩ Viền khẳng định: “Trong thời gian tôi làm việc, hoá chất vào BV Bảo Sơn thấp hơn 20% so với hoá chất cùng loại vào BV công”. Cùng một công ty cung cấp hoá chất (Công ty TNHH thiết bị M.T) cho BV Bảo Sơn và một Bệnh viện công lớn (xin được giấu tên – PV) nhưng giá hoá chất vào BV Bảo Sơn rẻ hơn BV công. Ví dụ: Creatinine (hoá chất xét nghiệm chức năng thận), BV Bảo Sơn có giá trúng thầu là 1.727.250 đồng/hộp, trong khi BV công là 2.350.950 đồng/hộp. Hay AST (hoá chất làm xét nghiệm men gan) cũng chênh nhau: 3.310.650 đồng/hộp và 4.516.050 đồng/hộp...

    Trả lờiXóa
  8. Đưa ra những bằng chứng chứng minh việc làm của mình hoàn toàn trong sạch, bác sĩ Viền khẳng định: “Trong suốt thời gian làm việc, tôi luôn chấp hành những quy định trong hợp đồng và làm tròn nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng quy chế công tác xét nghiệm, không để xảy ra sai sót gì”.
    Bên cạnh việc đòi lại quyền lợi cho bản thân, bác sĩ Viền cũng mong muốn BV Bảo Sơn trả lại danh dự cho mình vì đã gây ra tiếng xấu.
    Lãnh đạo Bệnh viện Bảo Sơn nói gì?
    Trả lời báo Lao Động, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết lý do chưa trả đù lương cho bác sĩ Viền, đó là ở tất cả các BV, Khoa xét nghiệm là Khoa có lãi nhất, còn gọi là khoa "con gà đẻ trứng vàng". Tuy nhiên, bác sĩ Viền phụ trách Khoa này trong 2 năm 2015 và 2016 đã để Khoa xét nghiệm luôn bị lỗ. Ví dụ năm 2016 Khoa xét nghiệm bị lỗ 2.203.554.042 đồng.
    Ngoài ra, Hội đồng thuốc và Hội đồng kỷ luật BV đang xem xét một số sai phạm của bác sĩ Viền trong quá trình công tác. Ngày 20.6, Hội đồng thuốc của BV đã họp đánh giá nguyên nhân Khoa xét nghiệm bị lỗ và xác định trách nhiệm của cá nhân, Hội đồng đi đến kết luận cần thành lập Ban Thanh tra để xác định nguyên nhân khoa bị lỗ. Sau khi có kết luận của Thanh tra nội bộ sẽ họp Hội đồng kỷ luật để xử lý. Chậm nhất ngày 30.7, Ban Thanh tra phải có kết luận các nguyên nhân thua lỗ của Phòng xét nghiệm.
    Cũng theo ông Sơn, đến thời điểm này Hội đồng đã đánh giá ban đầu một số sai phạm của bác sĩ Viền. Đó là phòng xét nghiệm đã không tuân thủ quy định nhập hóa chất vào phòng, cụ thể là khi hóa chất được nhập vào BV, Phòng xét nghiệm tự nhập vào không thông qua cân đo đong đếm của Phòng kế toán và thu mua. Ngoài ra, Chủ nhiệm khoa đã không chấp hành quy trình sục rửa máy trước khi cho máy vào hoạt động, gây lãng phí. Cuối cùng, Chủ nhiệm khoa đã không chấp hành quy định về định mức thuốc trong xét nghiệm, dẫn đến tình trạng lãng phí vô tội vạ, một lô thuốc chỉ làm ít hạng mục xét nghiệm sau đó bỏ đi gây tổn thất cho BV.
    Liên quan đến thông tin cho rằng bác sĩ Viền nhận hoa hồng, ông Sơn cho rằng đang chờ thanh tra kết luận.
    Người lao động và phía BV chưa tìm tìm được tiếng nói chung dẫn đến liên tiếp đưa ra chứng cứ tố nhau. Báo Lao Động sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin vụ việc.

    Trả lờiXóa
  9. Chưa được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Saudi Arabia. Tuy nhiên, Công ty TNHH xuất khẩu lao động Bảo Sơn vẫn tuyển dụng, đưa lao động đi làm việc. Để rồi, khi lỡ sang nước bạn, người lao động muốn được về nước thì phải đóng cho Công ty một khoản tiền lớn.
    Bà L (bên trái) đang cư trú tại Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia (ảnh gia đình nạn nhân cung cấp).

    Lao động tố bị chủ “ngược đãi”

    Phản ánh đến Báo Gia đình & Xã hội, anh Nguyễn Văn Hoàng Hảo (trú tại phường 10, quận 4, TP HCM) cho biết, năm 2016 bà Trần Thị Mai L (mẹ anh Hảo) chọn Công ty TNHH xuất khẩu lao động Bảo Sơn (gọi tắt là Cty Bảo Sơn, ở số 22, ngõ 245, tổ 54, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) để được tư vấn. Tại đây, bà L được nhân viên của Công ty tư vấn đi giúp việc tại Saudi Arabia, với công việc nhàn hạ, mức lương cao. Trước lời quảng cáo hấp dẫn của Công ty Bảo Sơn, bà L đã nhanh chóng đăng ký tham gia. Sau đó, bà L được Công ty bố trí ăn ngủ, đào tạo học tiếng.

    Tháng 12/2016, bà L được Công ty Bảo Sơn đưa sang làm việc tại Saudi Arabia. Theo phản ánh của anh Hảo, sau một thời gian ngắn làm việc không chịu được áp lực công việc, bà L đã gọi điện về Công ty yêu cầu đổi chủ và đề nghị Công ty can thiệp vì bị chủ nhà bỏ đói, ép làm việc với tần suất cao, liên tục. “Mẹ em khổ lắm. Bị ép phải làm việc từ 5h sáng đến 12h đêm, thậm chí còn bị chủ nhà bỏ đói, không cho ăn, mẹ đã nhiều lần gọi điện cho Công ty đề nghị can thiệp. Công ty cũng đã hứa hẹn nhiều lần đổi chủ lao động khác cho mẹ nhưng không can thiệp được việc mẹ bị ngược đãi nên cuối cùng sự việc đâu lại vào đấy…”, anh Hảo bức xúc.

    Trả lờiXóa
  10. Cũng theo lời anh Hảo, do bị chủ nhà ngược đãi và không chịu được áp lực sau gần 4 lần đổi chủ, bà L đã bỏ trốn ra ngoài, hiện cư trú ở Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia. Gia đình anh Hảo đã nhiều lần gọi điện cầu cứu Công ty với mong muốn Công ty nhanh chóng can thiệp để đưa người nhà về nước nhưng đến nay gia đình vẫn chỉ nhận được những lời hứa hẹn.

    Nước mắt ngắn dài, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, chị Ngân (con gái bà L) cho biết: Sau nhiều lần giao dịch, gia đình chị được ông Đặng Văn Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Công ty Bảo Sơn tại Hà Nội (người trực tiếp phụ trách việc đưa bà L đi lao động) cho biết, việc bà L không làm được việc không phải lỗi từ phía chủ nhà ở Saudi Arabia mà là lỗi của bà L. “Ông Tuấn ra điều kiện nếu muốn mẹ em về gia đình phải chuyển 55 triệu đồng cho Công ty. Ông Tuấn cho biết số tiền này để Công ty làm thủ tục mua vé máy bay, xin vi sa… Nhà chỉ còn 2 anh em, hoàn cảnh kinh tế lại khó khăn, số tiền lớn như thế quả là đánh đố gia đình em”, chị Ngân nói.

    Thương mẹ bơ vơ, khổ sở ở nơi đất khách quê người, sau nhiều lần mặc cả, gia đình chị Ngân đã gửi hơn 20 triệu đồng để Công ty Bảo Sơn làm thủ tục đưa bà L về nước. “Bố em bị bệnh qua đời khi mẹ em đi lao động ở Saudi Arabia được khoảng 1 tháng, nhà chỉ có 2 anh em kinh tế khó khăn nên toàn bộ số tiền trên 2 anh em đã phải chạy vạy vay mượn khắp nơi…”, chị Ngân ngậm ngùi.

    Công ty nói lao động “lười làm, mải chơi”

    Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Công ty Bảo Sơn tại Hà Nội cho biết, tháng 12/2016 Công ty có đưa lao động L đi làm việc tại Saudi Arabia. Ông Tuấn thừa nhận, Công ty đã sai khi đưa lao động đi làm việc tại Saudi Arabia mà chưa được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định đơn hàng. Theo ông Tuấn, bà L thuộc dạng lao động lười làm mải chơi, thích hưởng thụ nên khi sang Saudi Arabia không thích nghi được với điều kiện công việc đã giở trò, phá quấy, bịa ra các lý do bị bỏ đói, làm việc trong thời gian dài, để được nhanh chóng về nước. Cũng trong buổi làm việc, ông Tuấn cam kết với phóng viên là cuối tuần (khoảng 25-26/3) sẽ đưa lao động L về nước. Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội chiều 27/3, ông Tuấn cho hay vẫn chưa đưa được lao động L về nước.

    Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng thừa nhận đã yêu cầu gia đình bà L phải đóng hàng chục triệu đồng. Theo giải thích của ông Tuấn, khi lao động bỏ hợp đồng, Công ty sẽ bị đối tác nước ngoài phạt hàng nghìn USD nên Công ty phải yêu cầu lao động nộp tiền làm chi phí thủ tục để được về nước.

    Nhằm làm sáng tỏ thông tin người lao động tố Công ty Bảo Sơn, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc làm việc với Cục Quản lý lao động ngoài nước. Ông Lê Thanh Hà, Trưởng phòng Hàn Quốc – Tây Á – Châu Phi cho biết, tháng 12/2016 Cục chưa thẩm định, cho phép Cty Bảo Sơn đưa lao động đi làm việc tại Saudi Arabia.

    Việc Công ty Bảo Sơn đưa lao động đi làm nhưng không báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước, lại o ép người nhà chuyển tiền để đưa lao động về nước là việc làm khó chấp nhận. Đề nghị Bộ LĐTB&XH, Thanh tra Bộ LĐTB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước sớm vào cuộc xử lý nghiêm hành vi này.

    Trả lờiXóa
  11. Có thể thu hồi giấy phép

    Theo một đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, việc chưa được thẩm định đơn hàng mà Công ty đã tuyển dụng, đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài là sai. Hành vi của Công ty Bảo Sơn đã vi phạm Điều 30, Khoản 3, Điểm a Nghị định 95 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    Theo đó, phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 6 tháng đến 12 tháng; thậm chí thu hồi giấy phép.

    Đỗ Lực

    Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

    Trả lờiXóa